Đồ dùng nội thất ngày
nay được thiết kế dựa theo nhu cầu sử dụng của từng người, luôn chú tâm đến từng
chi tiết nhỏ nhất. Vậy làm thế nào để bạn có thể sắp xếp và lấy quần áo một
cách nhanh nhất mà tủ không bị xáo trộn đáng kể? Nếu cần tìm kiếm câu trả lời,
bạn nhất định phải xem bài viết này.
Ngày nay, chiếc tủ đựng quần áo
không đơn giản chỉ còn là một hộc tủ, mà nó còn rất nhiều chức năng tích hợp với
các công dụng khác nhau.
- Giá treo.
Đây là nơi để treo những bộ quần áo đã được giặt, dễ
nhăn, đồ đã được ủi phẳng phiu, đồ Âu phục, quần áo dài dự tiệc cần được giữ phẳng
và ngay ngắn.
- Hộc tủ.
Là nơi để những chồng quần áo đã được xếp gọn gàng,
hoặc những đồ đạc có liên quan đến trang phục. Bạn cũng cần đến hộc tủ để quần
áo trái mùa mà mình chưa mặc tới, được sắp xếp gọn gàng ở những ngăn dưới của tủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cất gối, chăn hoặc đệm một cách ngăn nắp, gọn gàng tại
đây.
- Ngăn kéo.
Để phù hợp trong quá trình sử dụng, người ta chia
thành 2 loại ngăn kéo. Loại 1 thường sắp xếp các đồ dùng cá nhân thông thường
như giấy tờ, nhật ký, sổ tay,… Loại còn lại dùng để đồ quần áo, những thứ như đồ
ngủ hoặc nội y.
- Lưới treo.
Thông thường, lưới treo dùng để treo cà vạt, khăn hoặc
tất có thể khiến bạn dễ phân loại và dễ lấy.
- Giá treo quần.
Sức chứa của một chiếc giá treo quần có thể lên đến
25 chiếc quần. Treo quần tại đây sẽ giúp trang phục của bạn được là phẳng và rất
hiệu quả trong việc giữ nếp.
- Gương và đèn.
Một số loại tủ hiện đại ngày nay còn gắn luôn cả gương và đèn, rất tiện dụng cho việc lấy đồ, thử đồ và phối đồ.
Sau đây là một số kích thước lý tưởng dành cho tủ quần
áo phổ thông gia đình :
- Ngăn để chăn gối : Không thường sử dụng
và cũng không cần diện tích quá lớn, khoảng từ 40 – 50cm là hợp lý. - Ngăn kéo : Độ cao từ 40 – 80cm, chủ yếu
để cất đồ lót. - Hộc tủ : Cao từ 35 – 45cm, xếp những chồng
quần áo đã được gấp gọn gàng như áo len, áo phông, quần đông xuân,… - Giá treo áo : Cao từ 140 – 170cm. Độ cao
của khu vực này tùy thuộc vào người sử dụng dẫn đến kích thước áo ngắn khác
nhau. - Giá treo quần : Cao từ 80 – 100cm. Nếu bạn
làm cao quá sẽ làm lãng phí không gian của tủ.
Và kích thước trên cũng chỉ là ví dụ, kích thước cụ
thể còn tùy thuộc vào đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng của từng người.
Tủ
dành cho người lớn tuổi.
Người lớn tuổi thường có sở thích xếp đồ, rất ít khi treo đồ. Vì thế, khi thiết kế hoặc lựa chọn mua tủ quần áo cho người lớn tuổi cần chú ý đến số lượng ngăn kéo và hộc tủ nhiều hơn một chút. Đặc biệt, không nên để người già cúi nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe, hạn chế để ngăn kéo ở tầng 1.
Tủ gia đình dành cho vợ chồng.
Đối với tủ quần áo gia đình dành cho hai vợ chồng, diện tích thường chia đôi. Tuy nhiên nữ giới có xu hướng nhiều đồ hơn nên không gian lưu trữ bao giờ cũng nhỉnh hơn một chút so với nam giới. Trong tủ cũng chia làm 2 tầng trên – dưới, tầng cao hơn để treo áo khoác, áo gió và những loại váy áo cần giữ phẳng nói chung. Những đồ nhỏ hơn như đồ lót, cà vạt, tất có thể thiết kế một chiếc giá treo riêng, vừa giữ được nếp thẳng vừa dễ dàng lấy ra. Quần áo mùa đông như áo len, khăn quàng đều có ngăn kéo hoặc hộc tủ cất giữ riêng.
Tủ dành cho các bé.
Do đặc điểm lứa tuổi, chiều cao cũng như hoạt động của các bé mà trang phục hầu hết đều khá đơn giản, thoải mái, không cần cầu kỳ, trang trọng nên chỗ treo quần áo không cần nhiều nhưng cũng không thể thiếu. Ngăn kéo cũng nên hạn chế thiết kế vì nếu các bé còn nhỏ tuổi kéo quá nhiều sẽ làm giảm độ bền của ngăn kéo. Những hộc tủ thấp, kích thước nhỏ sẽ phù hợp cho các bé. Về màu sắc, phải thật tươi mới phù hợp với không gian sống của các bé.
Trên đây là kinh nghiệm
thiết kế tủ quần áo phù hợp cho từng thành viên trong gia đình, hy vọng bài viết
sẽ giúp ích cho bạn có được những thiết kế hợp lý nhất.